Cà phê phù hợp với người Việt khác với phương Tây

Trong bài viết trước , chúng ta đã biết được Lịch sử cây café và biết được các loại café chính như Arabica, Robusta, Cherry, Culi, Moka… Trong đó 2 cái tên đầu tiên là nguyên liệu chính làm ra các cốc café thơm ngon phục vụ hàng tỷ người trên thế giới hàng ngày. Những hạt café này được pha chế theo các cách thức khác nhau phù hợp với gu thưởng thức của từng quốc gia. Hãy cùng tìm hiểu xem người Việt Nam uống café khác với phương Tây như thế nào nhé!

Café truyền thống của người Việt Nam

Café đen

Người Việt, đặc biệt là người miền Bắc thích uống café đen được pha phin theo kiểu của người Pháp. Rất nhiều người thích uống café phải càng đen, càng đắng, mùi vị càng mạnh càng tốt, nước phải sánh, sền sệt nổi bọt. Chính vì nhu cầu này nên người sản xuất hay pha thêm những chất vô cùng độc hại như bắp rang, đậu nành rang cháy (tạo độ sánh), phẩm màu (tạo màu đen), hương liệu từ hóa chất (tạo mùi thơm) và gây ra rất nhiều nguy cơ ung thư từ những cốc café bẩn pha tạp chất như thế này.

Rất nhiều người thích uống café phải đen

Café sữa đá

Nắng gió phương Nam gắn liền với những ly café sữa đá với café nguyên chất pha phin trộn với sữa đặc có đường và cho vào rất nhiều đá mát lạnh. Người Sài Gòn thưởng thức café sữa đá ở khắp mọi nơi: từ những quán café sang chảnh cho đến vỉa hè công viên hoặc vừa đi vừa uống ly café được mua ở những xe đẩy rong trên đường phố.

Ly café sữa đá với café nguyên chất pha phin

Một số biến tấu khác

Bạc xỉu, café trứng, café cốt dừa, café sôcôla… được pha chế cho phù hợp với gu của giới trẻ, đặc biệt là của chị em phụ nữ vốn ngại uống nhiều café vì sợ da nổi mụn.

Được biến tấu phù hợp với từng gu giới trẻ và chị em phụ nữ

Café nổi tiếng từ phương Tây

Espresso

Đây là loại café thường được uống ở Ý và Tây Ban Nha, được pha bằng cách cho nước bị ép dưới áp suất cao chảy qua cà phê xay cực mịn. Cách pha này sẽ tạo ra một lớp kem từ dầu cà phê góp phần quan trọng trong việc tạo hương thơm cho ly cà phê. Cà phê espresso thường được uống bằng tách dày có hâm nóng trước, dung tích vào khoảng 40 ml và có hoặc không pha đường tùy theo khẩu vị. Cà phê espresso thường được phục vụ kèm theo một ly nước để làm dịu vị đắng vốn có của cafe.

Đây là loại café thường được uống ở Ý và Tây Ban Nha

Cappuccino

Có xuất xứ từ Ý, một ly cà phê Cappucino bao gồm ba phần đều nhau: cà phê Espresso pha với một lượng nước gấp đôi, sữa nóng và sữa sủi bọt. Để hoàn thiện khẩu vị, người ta thường rải lên trên tách cà phê Capuccino một ít bột ca cao.

Quí khách không chỉ được thưởng thức 1 tách cà phê thơm ngon mà còn được chiêm ngưỡng của các loại cà phê Cappucino này khi đã được bàn tay khéo léo của các Barista của quán tạo ra những hình ảnh, hoa văn sinh động, độc đáo cho lớp bọt phía trên như hình trái tim, bông hoa, cánh bướm…

Có xuất xứ từ Ý, một ly cà phê Cappucino bao gồm ba phần đều nhau

Latte

Là một loại café nóng bao gồm café Espresso và sữa. Về cơ bản Latte giống café sữa nhưng lượng sữa nhiều hơn. Một cốc Latte sẽ bao gồm 3 tầng được phân biệt rõ ràng, được rót theo thứ tự lần lượt và không trộn lẫn với nhau. Sữa được rót vào cốc đầu tiên, tạo nên tầng thấp nhất có màu trắng. Sau đó là bọt sữa, tầng cao nhất. Cuối cùng người ta rót Espresso qua lớp bọt sữa. Bởi lớp sữa chứa nhiều chất béo nên có độ đậm đặc cao hơn Espresso nên lớp café nổi lên trên lớp sữa, tạo thành tầng ở giữa. Thường thì người ta rắc lên lớp bọt sữa bột cacao, sô cô la hoặc gia vị (ví dụ như quế) để trang trí.

Về cơ bản Latte giống café sữa nhưng lượng sữa nhiều hơn

Mocha

Đây là hỗn hợp giữa cà phê Espresso được pha bằng hơi nước và chocolate nóng, cà phê Mocha còn hòa quyện cả vị thơm béo của kem tươi và chocolate sauce. Hương vị đậm đà của nó làm cho tinh thần sảng khoái và đặc biệt thích hợp cả với những người không quen uống cà phê. Và đây là loại cafe rất được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới nhất là Mỹ.

Đây là loại cafe rất được ưa chuộng ở nhiều nước

Theo thời gian, cùng với sự hòa nhập về văn hóa, thói quen uống café của người Việt Nam cũng dần có sự chuyển biến. Giới trẻ bắt đầu nghiêng sang uống các loại café ngoại nhập vì tỷ lệ café không quá nhiều (không gây mất ngủ), mùi vị thơm ngon và dễ uống. Các quán café trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay đều phải cho cả 2 loại café truyền thống và ngoại nhập vào thực đơn để thu hút được nhiều loại hình khách hàng hơn. Các chủ quán cafe có thể tham khảo những kinh nghiệm để hoàn thiện menu của mình trong những bài viết dưới đây. Chúc các bạn thành công!