Uống cà phê khi đói có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không?

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Nevada-Reno đã phát hiện ra rằng bã cà phê có khả năng được sử dụng làm dầu diesel sinh học và rất có thể trong tương lai gần, khói xe sẽ có mùi giống như một tách cappuccino mới pha.

Nhưng tách cà phê đầu tiên cung cấp năng lượng cho mọi người vào buổi sáng có thể không phải là cách tốt nhất để bắt đầu ngày mới. Trên thực tế, các bác sĩ tin rằng thời gian tốt nhất để thưởng thức cà phê là từ giữa đến sáng muộn, khoảng 9:30 đến 11:30 sáng. Thưởng thức tách cà phê đầu tiên vào buổi sáng có lẽ là thói quen khó bỏ, nhưng những tác động mà nó có thể gây ra đối với cơ thể nếu uống khi bụng đói có thể là một lời cảnh tỉnh thực sự.

Uống cà phê khi đói có thể gây rối loạn tiêu hóa?

Cà phê thúc đẩy quá trình giảm cân, ngăn ngừa các các bệnh như tiểu đường tuýp 2, mất trí nhớ tạm thời và bệnh tim. Nhiều người thường có thói quen uống cà phê ngày sau khi thức dậy vào buổi sang, số khác cho rằng việc để bụng trống và uống cà phê có thể gây hại cho sức khỏe.

Nghiên cứu cho thấy vị đắng trong cà phê có thể kích thích cơ thể tăng cường axit dạ dày. Do đó, một số người cho rằng cà phê có thể gây kích ứng dạ dày, làm các triệu chứng như rối loạn đường ruột, ợ nóng, loét dạ dày, buồn nôn, trào ngược axit dạ dày thêm nghiêm trọng.

Một số người khác cho rằng uống cà phê khi bụng trống có hại vì trong dạ dày chưa có thực phẩm nào ngăn chặn việc axit làm hỏng niêm mạc dạ dày. Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được sự liên hệ giữa việc uống cà phê khi đói và các vấn đề tiêu hóa.

Đối với một bộ phận người dùng đặc biệt nhạy cảm với cà phê thường xuyên bị ợ nóng, nôn mửa, khó tiêu cho thấy rằng những triệu chứng này không hề nghiêm trọng hơn khi họ sử dụng cà phê lúc đói so với khi đã tiêu thụ các thực phẩm khác trước đó.

Việc tự chú ý đến các phản ứng của cơ thể là rất quan trọng để cân nhắc và điều chỉnh khẩu phần ăn uống cho phù hợp với hệ tiêu hóa và sức khỏe của mỗi người.

Người dùng đặc biệt nhạy cảm với cà phê thường xuyên bị ợ nóng

Uống cà phê làm tăng hormone gây ra căng thẳng?

Một quan điểm phổ biến khác là uống cà phê khi bụng đói có thể làm tăng nồng độ hormone gây căng thẳng cortisol. Cortisol được sản xuất bởi tuyến thượng thận và có tác dụng giúp cơ thể điều chỉnh sự trao đổi chất, huyết áp và lượng đường trong máu. Tuy nhiên, Cortisol ở mức độ quá cao có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, bao gồm suy giảm mật độ xương, huyết áp cao, tiểu đường loại 2 và bệnh tim.

Nồng độ Cortisol tự nhiên trong cơ thể lên cao nhất vào khoảng thời gian vừa thức dậy, suy giảm dần trong ngày và lên cao trở lại trong giai đoạn đầu của giấc ngủ.

Việc uống cà phê có thể làm tăng cường sản xuất hormone Cortisol, vì vậy, một số người cho rằng uống cà phê ngày sau khi thức dậy khi lượng Cortisol trong cơ thể đã cao sẵn có thể gây hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng lượng Cortisol sản xuất sau khi uống cà phê thường thấp hơn ở những người tiêu thụ cà phê thường xuyên, thậm chí ở một số người, lượng Cortisol không hề tăng lên sau khi uống cà phê. Thêm vào đó, có rất ít các bằng chứng cho rằng uống cà phê khi nó có thể ức chế quá trình này. Thậm chí, quá trình gia tăng Cortisol chỉ là tạm thời ở những người không uống cà phê thường xuyên, vì vậy, tỷ lệ gây ra bệnh lý là rất thấp.

Việc uống cà phê có thể làm tăng cường sản xuất hormone Cortisol

Cảm thấy buồn ngủ hơn

Cà phê là thức uống giúp nhiều người tỉnh táo, nhưng uống ngay khi vừa ra khỏi giường có thể gây tác dụng ngược lại. Caffeine làm tăng gấp đôi nồng độ hormone căng thẳng và có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ, dẫn đến mệt mỏi. Nếu mọi người bắt đầu ngày mới với một tách cappuccino có đường, cơn buồn ngủ có thể sẽ trở lại sau một khoảng thời gian ngắn. Điều này xảy ra do cơ thể sản xuất insulin để bù đắp lượng đường, khiến lượng đường trong máu, dẫn đến thiếu năng lượng và lo lắng.

Tăng cân

Mặc dù cà phê đen giúp hỗ trợ đốt cháy chất béo, nhưng nó cũng có thể làm đảo lộn giấc ngủ lành mạnh. Khi không ngủ đủ giấc, mọi người có xu hướng cảm thấy đói và thèm đồ ăn vặt hơn. Bên cạnh đó, niều loại đồ uống từ cà phê chứa nhiều đường và calo sẽ khiến cân nặng tăng lên nhanh chóng.

Làn da khô ráp hơn

Vì cà phê khiến mọi người sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên hơn nên cơ thể dễ dàng bị mất nước. Khi bị mất nước, chất độc sẽ khó thoát ra khỏi cơ thể thông qua làn da. Do đó, điều này sẽ làm khô da, khiến da dễ bị tổn thương hơn với nhiều vấn đề khác nhau, chẳng hạn như xuất hiện nếp nhăn sớm.

Vậy uống cà phê vào thời điểm nào trong ngày thì tốt nhất?

Để cà phê phát huy tác dụng tích cực cho cơ thể thì các nhà nghiên cứu khuyên bạn thay vì uống cà phê vào lúc bụng rỗng ngay sau khi thức dậy, bạn nên uống cà phê vào giữa buổi sáng, tức sau khi ăn sáng khoảng 1 giờ là bạn đã có thể nhâm nhi cốc cà phê khoái khẩu của mình.

Ngoài thời điểm giữa buổi sáng thì bạn cũng có thể thưởng thức cà phê vào buổi xế chiều (2 - 3 giờ chiều). Đây là thời điểm cơ thể bắt đầu rơi vào mệt mỏi cần tỉnh táo ngay tức thì nên một cốc cà phê vào lúc này sẽ rất có ích.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nên hạn chế uống cà phê sau 4 giờ chiều bởi tác hại của cà phê có thể kéo dài đến tận 6 giờ sau khi uống nên nếu uống sau 4 giờ chiều có thể gây ảnh hưởng không ít cho giấc ngủ vào ban đêm.

Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích được cho mọi người hiểu nhiều hơn về tác dụng khi uống cà phê nhé!